Quan điểm chính trị Đỗ_Mười

Đỗ Mười tin vào "tiến trình tiến hóa của cải cách chính trị" bắt đầu tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI.[45] Cải cách trong lĩnh vực kinh tế là vô cùng quan trọng, trong khi cải cách chính trị là thứ yếu.[45] Tuy nhiên, ông tin rằng việc thực hiện cải cách kinh tế thường làm bộc lộ những điểm yếu trong hệ thống chính trị.[45] Đỗ Mười không muốn biến đổi hệ thống chính trị, chỉ muốn cải thiện nó.[45] Thay vào đó, những thay đổi đối với luật pháp và cơ chế điều hành nên căn cứ vào ý thức hệ của chủ nghĩa Marx – LeninTư tưởng Hồ Chí Minh.[45] Ông phản đối cái mà ông gọi là "những lý lẽ mị dân" kêu gọi chấm dứt "sự lãnh đạo độc tôn" của đảng và "trả lại tất cả quyền lực cho người dân dưới cái cớ đổi mới dân chủ."[46] Ông ủng hộ dân chủ hóa quá trình ra quyết định của đảng, đồng thời rất tin tưởng sâu sắc vào nguyên tắc tập trung dân chủ.[47]

Đỗ Mười ủng hộ ý tưởng bán cổ phần ưu đãi trong doanh nghiệp nhà nước cho người lao động, phương án chia lợi nhuận, "và bán phần trăm doanh nghiệp nhà nước cho 'tổ chức và cá nhân bên ngoài' để tạo điều kiện cho người lao động trở thành chủ sở hữu thực sự của doanh nghiệp."[47] Ông thường chỉ ra tầm quan trọng của công nghiệp hóa không chỉ là tư liệu sản xuất mà còn là một sự thay đổi kinh tế xã hội toàn diện.[47] Ông cũng nhấn mạnh tính cần thiết phải "bắt kịp tiến bộ thế giới" bằng cách thúc đẩy các chiến lược kinh tế phát huy thế mạnh của Việt Nam.[47] Ông tuyên bố rằng chương trình công nghiệp hóa sẽ được quản lý theo cơ chế thị trường, nhưng khu vực nhà nước sẽ hướng dẫn và kiểm soát quá trình thị trường hóa.[47]

Đỗ Mười,ủng hộ và không bao giờ phản đối tự do báo chí, tự do tư tưởng, những ông sẵn sàng "tấn công" những người chống lại mục tiêu xã hội chủ nghĩa.[48] Tại Đại hội Nhà văn lần thứ 4, Đỗ Mười tuyên bố một số tác phẩm văn học nhất định đã "bôi nhọ Đảng và lãnh đạo nhà nước và làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào Đảng và nhà nước."[48] Trong một cuộc họp báo vào năm 1992, ông nói rằng "thông tin phải được định hướng" và báo chí vẫn phải "là lực lượng chính trên mặt trận ý thức hệ và văn hóa."[49] Ông tiếp tục chỉ trích các phương tiện truyền thông đã lợi dụng quyền tự do báo chí để chỉ trích Đảng Cộng sản và chủ nghĩa xã hội. Vào năm 1993, Đỗ Mười tuyên bố rằng báo chí đã bị "thương mại hóa" do các cải cách kinh tế.[49]